Lợi ích của việc ít lãng phí thực phẩm

Năm 2016, LHQ đã công bố một nỗ lực toàn cầu nhằm giảm lãng phí thực phẩm, cụ thể hơn, mục tiêu là giảm một nửa mức lãng phí thực phẩm vào năm 2030. Vậy có những lợi ích gì của việc giảm lãng phí thực phẩm hàng ngày? Và có những giải pháp hiệu quả gì để giảm thiểu lãng phí thực phẩm.

1. Lợi ích của việc ít lãng phí thực phẩm

  • Tiết kiệm chi phí khi chỉ mua lượng thực phẩm cần thiết và tránh thêm chi phí và nhân lực để tiêu hủy chúng.
  • Giảm phát thải khí metan từ các bãi chôn lấp và giảm lượng khí thải carbon.
  • Quản lý tốt hơn năng lượng và tài nguyên, ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến việc trồng trọt, sản xuất, vận chuyển và bán thực phẩm.
  • Hỗ trợ cộng đồng mang lại lợi ích bằng cách cung cấp thực phẩm chưa được dùng tới của những người dư thừa cho những người còn thiếu thốn thực phẩm, hoặc không có nguồn cung cấp thực phẩm ổn định.

2. Cách giảm thiểu thực phẩm lãng phí

2.1. Mẹo lập kế hoạch

Với việc lên danh sách các bữa ăn trong tuần, bạn có thể tiết kiệm tiền bạc và thời gian cũng như lựa chọn được những thực phẩm lành mạnh hơn. Bạn không mua hơn những gì bạn cần sử dụng, bạn sẽ có nhiều khả năng giữ thực phẩm luôn tươi và sử dụng hết chúng:

  • Trước tiên, hãy xem xét qua tủ lạnh của bạn còn những gì và những thứ nào cần phải sử dụng trước khi bạn định đi mua thêm thực phẩm.

Tủ lạnh

Kiểm tra đồ trong tủ lạnh để tận dụng trước khi mua thêm thực phẩm
  • Lên danh sách món ăn bạn định chuẩn bị và những thực phẩm cần cho món ăn đó. Khi đến siêu thị hãy bám sát danh sách ấy lựa chọn thực phẩm một cách thông minh, tránh mua quá nhiều dễ gây lãng phí.
  • Thay vì cuối tuần đi siêu thị một lần mua thực phẩm dự trữ cho cả tuần thì bạn có thể ghé siêu thị vài ngày một lần để luôn mua được thực phẩm tươi ngon.

2.2. Bảo quản thực phẩm đúng cách

Bảo quản không đúng cách dẫn đến lượng thực phẩm lãng phí lớn. Nhiều người không biết cách bảo quản trái cây và rau quả, điều này có thể dẫn đến chín sớm và cuối cùng là sản phẩm bị thối vữa.

  • Tìm hiểu cách bảo quản trái cây và rau quả để chúng tươi lâu hơn bên trong hoặc bên ngoài tủ lạnh của bạn.
  • Nên sử dụng trái cây theo mùa để tránh phải động lạnh chúng quá nhiều.
  • Nhiều loại trái cây tỏa ra khí ethylene (loại khí thúc đẩy quá trình chín trong thực phẩm và có thể dẫn đến hư hỏng) khiến các sản phẩm khác gần đó nhanh hỏng hơn. Các loại trái cây và rau đó bao gồm: chuối, bơ, cà chua, dưa vàng, đào, lê, hành lá… khi cất giữ chúng hãy để chúng trong các thùng hoặc khay khác nhau và để chúng tránh xa các loại thực phẩm nhạy cảm với khí ethylene như khoai tây, táo, rau lá xanh, quả mọng và ớt để tránh bị hư hỏng.
  • Không rửa quả cho đến khi bạn sử dụng chúng để tránh bị mốc.
  • Nếu bạn thích ăn trái cây ở nhiệt độ phòng, nhưng vẫn nên bảo quản trái cây trong tủ lạnh để có độ tươi ngon tối đa, và chỉ lấy những gì bạn ăn trong ngày ra khỏi tủ lạnh vào buổi sáng

2.3. Lưu trữ thực phẩm

Ướp, sấy khô, đóng hộp, lên men, đông lạnh và đóng rắn là tất cả các phương pháp bạn có thể sử dụng để thực phẩm giữ được lâu hơn.

Những phương pháp này không chỉ giúp giảm khí thải carbon mà còn mà còn giúp bạn tiết kiệm tiền. Hơn nữa, hầu hết các kỹ thuật bảo quản đều đơn giản

và dễ thực hiện.

Ví dụ: Lạc tươi hoặc ngô, đỗ tươi có thể phơi sấy khô bảo quản được nhiều tháng liền. Táo, đào chính vụ rất dễ dàng mua được, bạn có thể ngâm chúng cùng rượu hoặc đường phèn để tạo thành rượu trái cây hay siro trái cây.

Hoa quả sấy

Ướp, sấy khô, đóng hộp, lên men,…là một số cách giúp thực phẩm giữ được lâu hơn

2.4. Đừng quá cầu toàn

Bạn có biết lực tung một thùng đựng hoa quả để chọn được trái đẹp nhất cũng góp phần lãng phí thực phẩm. Trái cây giống hệt nhau về hương vị và dinh dưỡng, những loại trái cây và rau quả được gọi là “xấu xí” vẫn được chuyển hóa để tạo ra những sản phẩm dễ nhìn hơn.

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại trái cây và rau quả hoàn hảo đã khiến các chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn chỉ mua những sản phẩm hoàn hảo từ nông dân. Điều này dẫn đến hàng tấn thực phẩm vẫn còn tốt nhưng chỉ có vẻ ngoài không bắt mắt sẽ bị lãng phí.

Bạn đôi khi có thể mua những loại rau hay trái cây ngoài chợ thay vì vào các siêu thị lớn, những thực phẩm ở các khu chợ do người nông dân tự tay trồng trọt và chăm sóc sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng sản phẩm tương tự nhưng được bày bán trong siêu thị. Bằng cách đó bạn cũng đang tiết kiệm chi tiêu cho gia đình bạn.

2.5. Giữ cho tủ lạnh không bị quá tải

Mặc dù tủ lạnh luôn là nơi chứa đồ hay dự trữ thức ăn khi bạn chưa kịp dùng đến chúng. Nhưng một tủ lạnh quá đầy có thể gây lãng phí thực phẩm.

Để tránh việc thực phẩm bị hư hại, bạn hãy sắp xếp tủ lạnh của mình một cách ngăn nắp và tôn trọng trật tự “nhập trước, xuất trước”.

Ví dụ: bạn mua vài trái táo mới trong khi tủ của bạn vẫn còn táo trong đó, vậy hãy xếp những trái táo cũ ra ngoài để chúng được sử dụng tước những trái táo mới.

2.6. Tiết kiệm thức ăn thừa

Bạn không thể chắc chắn việc mọi loại thức ăn trên bàn ăn của bạn đều được tiêu thụ hết trong một bữa, sẽ luôn có lượng dư thừa dù ít hay nhiều. Và việc cất giữ chúng trong tủ lạnh là điều chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng đôi khi bạn quên đi chúng và từ đó sự lãng phí xảy ra khi chúng bị hỏng và buộc phải bỏ đi.

Giải pháp là bảo quản thức ăn thừa trong hộp thủy tinh trong, thay vì đựng trong hộp mờ, đặt chúng ở ngay nơi bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng nhất khi mở tủ lạnh.

Hoặc một cách khác đó là khi bạn nấu ăn bạn luôn biết chắc chắn nhất khẩu vị của mọi người trong gia đình. Bạn nên tránh nấu quá nhiều để hạn chế việc thức ăn dư thừa.

Bảo quản thức ăn

Nên bảo quản thức ăn thừa trong hộp thủy tinh và ở nơi dễ nhìn thấy để tránh bị quên lãng

2.7. Ăn cả da và vỏ

Mọi người thường bỏ vỏ của trái cây và da của thịt gà khi ăn. Đây là một điều đáng tiếc, vì rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ở lớp ngoài của sản phẩm và trong da gia cầm.

Ví dụ, vỏ táo chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã xác định được một nhóm hợp chất có trong vỏ táo được gọi là triterpenoids. Chúng hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể và có thể có khả năng chống ung thư.

Da gà cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng vi lượng, bao gồm vitamin A, vitamin B, protein và chất béo lành mạnh. Hơn nữa, da gà là một nguồn cung cấp selen chống oxy hóa tuyệt vời, giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể

Ngoài ra, lớp vỏ bên ngoài của khoai tây, cà rốt, dưa chuột, xoài, kiwi và cà tím cũng có thể ăn được và rất bổ dưỡng.

Việc ăn da gà hay vỏ của các loại trái cây không chỉ tiết kiệm mà còn giảm tác động lãng phí thực phẩm. Chỉ cần đảm bảo rằng chúng được chế biến hay xử lý hợp vệ sinh.

2.8. Hãy thử là người tiết kiệm hạt giống

Bí ngô là loại quả được ưa thích trong mùa Halloween, tại Mỹ khoảng hơn 500 triệu kg bí được tiêu thụ mỗi năm, và đa phần chúng chỉ dành để khắc bí ngô trưng bày trong dịp lễ rồi đem bỏ gây phát sinh lượng chất thải không hề nhỏ.

Ngoài việc sử dụng phần thịt thơm ngon của bí ngô trong các công thức nấu ăn và nướng, một cách tuyệt vời để cắt giảm chất thải là tiết kiệm hạt. Trên thực tế, hạt bí ngô rất ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Chúng rất giàu magie, một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và giúp kiểm soát huyết áplượng đường trong máu.

Đẻ bảo quản hạt bí ngô rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch phơi hoặc sấy khô chúng rồi cất vào các lọ kín chờ khi sử dụng.

2.9. Chế biến sinh tố

Chế một ly sinh tố chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể là một cách ngon miệng để giảm lãng phí thực phẩm.

Mặc dù thân và vỏ của sản phẩm có thể không ngon như ban đầu nhưng thêm chúng vào sinh tố là một cách hay để tránh lãng phí.

Sinh tố rau xanh

Tận dụng thân và vỏ của thực phẩm để làm sinh tố là một cách để tránh lãng phí

2.10. Chế món mới từ thức ăn thừa

Trổ tài biến hóa bằng cách tận dụng thức ăn thừa chế biến thành một món mới là cách tốt để tránh lãng phí.

Xào các loại rau củ như ngọn, thân, vỏ và bất kỳ phần nào còn sót lại của món luộc với một ít dầu ô liu hoặc , sau đó thêm nước và đun nhỏ lửa thành nước luộc rau thơm ngon.

Thay vì để thừa lại những miếng thịt luộc, hoặc giờ bạn có thể cho chúng vào nồi và thêm chút nước mắm cùng hành rim lên là đã có một món mới ngon không kém cho bữa sau.

Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều bởi thực phẩm bị chế biến qua nhiều lần sẽ bị mất dần chất dinh dưỡng. Điều cốt lõi là chế biến thực phẩm ở mức vừa phải.

2.11. Kết hợp với nước

Ngày nay tỷ lệ thừa cân béo phì ngày càng tăng, và đi cùng với nó là nhu cầu giảm cân.

Bạn có thể chế biến một số loại nước detox lại cơ thể của bạn cùng một vài loại hoa quả hay thảo mộc bị héo. Đó chính là một sự chính sách tiết kiệm tốt mà lại vừa mang lại lợi ích cho sức khỏe giúp đào thải và thanh lọc lại cơ thể.

2.12. Kiểm tra cân nặng thường xuyên

Nghe có vẻ không liên quan đến việc lãng phí thực phẩm nhưng không ăn quá nhiều đang là một vấn đề lớn với nhiều người. Đảm bảo khẩu phần ăn của bạn nằm trong phạm vi lành mạnh không chỉ giúp giảm cân mà còn giảm lãng phí thức ăn, phát sinh quá nhiều rác thải thực phẩm có tác động lớn đến môi trường.

Lưu ý hơn về mức độ đói của bạn và thực hành kiểm soát khẩu phần là những cách tuyệt vời để giảm lãng phí thức ăn.

Kiểm soát cân nặng trong thời kỳ mãn kinh là điều vô cùng quan trọng

Kiểm tra cân nặng thường xuyên giúp giảm lãng phí thức ăn và rác thải thực phẩm một cách đáng kể

2.13. Sử dụng tủ đông hợp lý

Đông lạnh thực phẩm là một trong những cách dễ nhất để bảo quản với các loại thực phẩm có thể cấp đông được. Ví dụ như thịt, cá, hải sản…hoặc một số loại rau xanh hơi mềm để dùng trong món salad yêu thích của bạn có thể được cho vào túi hoặc hộp đựng an toàn trong tủ đá và sau này được sử dụng trong món sinh tố hoặc các công thức nấu ăn khác.

2.14. Ủ phân hữu cơ nếu bạn có thể

Ủ thức ăn thừa là một cách hữu ích để tái sử dụng thức ăn thừa, biến thức ăn thừa thành năng lượng cho cây trồng mới.

2.15. Đóng gói bữa trưa của bạn

Một cách hữu ích để tiết kiệm tiền trong khi giảm lượng khí thải carbon của bạn là mang theo bữa trưa đến nơi làm việc.

Bạn có thể chế biến một vài món ăn nhẹ từ các món ăn thừa của ngày hôm trước cho bữa sáng của ngày hôm sau hoặc một vài món cho bữa trưa mang theo tại nơi làm việc.

2.16. Đừng loại bỏ bã

Nếu bạn là tín đồ của trà và cafe, thì chắc chắn lượng bã thải ra không hề nhỏ. Những người nông dân có thiên hướng sử dụng phân hữu cơ xanh chắc chắn rất thích các loại bã này làm phân bón. Chúng có nhiều nitơ, phốt pho và kali, là những chất dinh dưỡng tuyệt vời dành cho cây.

Bã cà phê cũng là một chất chống muỗi tự nhiên tuyệt vời, ngăn cản muỗi đẻ trứng.

2.17. Chăm sóc bản thân

Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền trong khi tránh các hóa chất có hại tiềm ẩn trong một số sản phẩm chăm sóc da, hãy thử chuẩn bị tẩwebsite bào chết hoặc làm mặt nạ tại nhà.

Bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa và vitamin E, giúp chúng trở thành một chất bổ sung hoàn hảo cho mặt nạ tự nhiên. Kết hợp quả bơ chín với một chút mật ong để có một hỗn hợp sang trọng có thể dùng cho mặt hoặc tóc.

Bạn cũng có thể trộn bã cà phê đã qua sử dụng với một chút đường và dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp tẩwebsite bào chết cho cơ thể. Bạn cũng có thể đắp túi trà nguội hoặc lát dưa chuột thừa lên mắt để giảm bọng mắt.

Những lời khuyên thiết thực trong bài viết này không chỉ giúp bạn ít lãng phí thức ăn hơn mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và thời gian. Suy nghĩ nhiều hơn về thực phẩm mà gia đình bạn lãng phí hàng ngày, bạn có thể giúp tạo ra sự thay đổi tích cực để bảo tồn một số tài nguyên quý giá. Ngay cả những thay đổi tối thiểu đối với cách bạn mua sắm, nấu nướng và tiêu thụ thực phẩm cũng sẽ giúp giảm tác động của bạn đến môi trường.

Mọi thắc mắc cần được người tư vấn giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu và được tư vấn tại vui lòng liên hệ Website để được phục vụ tốt nhất.

Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0937917902
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: epa.gov, healthline.com

XEM THÊM:

  • Rau củ quả của bạn có thể tươi trong bao lâu?
  • 6 điều cấm kỵ khi ăn các loại rau
  • Có phải bé ăn nhiều bí đỏ bị vàng da?

Bài viết lấy nguồn từ Vinmec

Thông tin thêm về Droppii

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *