Khi xã hội ngày càng phát triển thì mọi người càng chú ý đến vấn đề sức khỏe của mình. Nhưng hiện nay, tình trạng loãng xương, mất xương xảy ra ngày càng một nhiều, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở bài viết này, Picomall sẽ thảo luận chi tiết hơn về khái niệm loãng xương, tầm quan trọng của canxi đối với sức khỏe xương và cung cấp các cách bổ sung canxi cho người bị loãng xương cũng như các loại thuốc bổ sung canxi cho người loãng xương sao cho hiệu quả nhất.
Mục Lục
Thế nào là loãng xương?
Loãng xương hay còn lại là giòn xương, xốp xương là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh loãng xương. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Cùng Picomall tìm hiểu rõ hơn về khái niệm loãng xương nhé.
Xương là một phần quan trọng của hệ thống cơ bản của cơ thể. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng cơ thể nhưng xương giúp cơ thể chịu lực, bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong và cung cấp môi trường cho việc hình thành tế bào máu.
Ở những em bé, tốc độ hình thành xương nhanh hơn tốc độ phân hủy xương, phù hợp với thể trạng phát triển vượt bậc của những cơ thể đang lớn. Mọi người sẽ đạt được khối lượng xương đỉnh khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Bước vào độ tuổi trung niên, ở những người già, sau 50 tuổi, nhất là những phụ nữ mãn kinh, tốc độ phân hủy xương nhanh hơn tốc độ hình thành xương; Cộng với quá trình chuyển hóa cũng như hấp thụ canxi từ thực phẩm ngày càng giảm, tình trạng suy giảm nội tiết tố khiến lượng xương bị mất đi gây ra loãng xương, xương dễ gãy.
Nói tóm lại, loãng xương là tình trạng bệnh lý xảy ra khi mật độ khoáng của xương giảm đi, làm cho xương trở nên mỏng hơn, yếu hơn và dễ gãy hơn.

Dấu hiệu bị loãng xương
Loãng xương được đánh giá là một bệnh ngấm ngầm, thầm lặng. Thông thường, một người bị loãng xương sẽ không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bị gãy xương.
Việc nhận biết sớm dấu hiệu của loãng xương đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định liệu có cần can thiệp y tế hay không. Một số dấu hiệu mà người bị loãng xương thường gặp phải bao gồm:
+ Đau xương, tập trung nhiều ở xương cột sống và đau lưng.
+Tăng nguy cơ gãy xương sau cú va chạm nhỏ
+ Dáng đi thấp (bị còm lưng) so với trước kia, lưng gù.
+ Người bệnh có thể có triệu chứng khó thở do giảm thể tích lồng ngực
+Cơ thể khó hấp thụ do hay bị tình trạng no sớm. Điều này được giải thích do ổ bụng bị chèn ép khi xương sườn ép vào xương cánh chậu.
Để đảm bảo việc xác định chính xác, các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể như x-ray xương và xét nghiệm đo mật độ xương có thể được thực hiện.

Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Loãng Xương
Như đã nói ở trên, tốc độ phân hủy xương nhanh hơn tốc độ hình thành xương chính là nguyên nhân chính gây bệnh loãng xương. Tuổi càng cao càng dễ bị loãng xương. Bước vào tuổi trung niên, ở phụ nữ mãn kinh xảy ra quá trình lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen và ở nam giới suy giảm testosterone, làm mật độ xương giảm đáng kể.
Ngoài ra, bệnh loãng xương cũng có liên quan đến khối lượng xương đỉnh. Khối lượng xương đỉnh cao cũng giống như bạn “dự trữ” được nhiều xương hơn, tránh được nguy cơ loãng xương sau sinh, loãng xương khi về già. Ngược lại, khối lượng xương đỉnh thấp thì bạn dễ có nguy cơ loãng xương về sau.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng có thể gây ra bệnh loãng xương. Ăn uống những chất kích thích, uống rượu bia,… làm hạn chế hấp thu canxi của cơ thể.
Tiền sử gia đình có người bị bệnh loãng xương.

Các Phương Pháp Chẩn Đoán Bệnh Loãng Xương
Chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp đo mật độ xương
Đo mật độ xương hay thuật ngữ chuyên ngành là “Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA)” là quét DXA để đo mật độ khoáng của xương, từ đó sàng lọc những người có nguy cơ mắc bệnh, chẩn đoán tình trạng mất xương, giúp dự đoán nguy cơ gãy xương của bệnh nhân. Đây là phương pháp được tổ chức y tế thế giới WHO đánh giá là tiêu chuẩn có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh lý loãng xương.
Kết quả DXA được báo cáo dựa trên chỉ số T-score
- Chỉ số T score – 1SD trở lên: xương đang khỏe mạnh, không có vấn đề gì.
- Chỉ số T score – 1SD đến -2,5SD: bị thiếu xương.
- Chỉ số T score dưới -2,5SD: tình trạng loãng xương đang diễn ra.
- Chỉ số T score dưới -2,5SD và xuất hiện sự gãy xương: người bệnh đang gặp tình trạng loãng xương nghiêm trọng.

Chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp chụp X-quang
Có thể chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp chụp X-quang. Phim X-quang được đánh giá là rất quan trọng để ghi lại những đường gãy do mất xương ở người bệnh loãng xương.

Ngoài ra còn 1 số phương pháp khác có thể được dùng khi chẩn đoán tình trạng loãng xương.
Tác động của loãng xương đến cuộc sống hàng ngày
Loãng xương không chỉ là một vấn đề về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
+ Người bị loãng xương có thể trở nên dễ mất cân bằng và ngã do xương yếu, giòn, xốp, dẫn đến nguy cơ gãy xương dù với một va chạm rất nhỏ. Với những người bệnh này, một số trường hợp bệnh lý nặng có thể khiến cho hành động cúi gập người hay chỉ đơn giản là một cơn ho cũng có thể gây ra tình trạng gãy xương.
+ Xẹp lún đốt sống: Đốt sống bị xẹp lún có thể khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức kéo dài, thoái hóa cột sống, có thể gây ra tàn tật vĩnh viễn.
+ Hạn chế vận động: Với những người mắc bệnh loãng xương nặng, nhất là những người già, bệnh nhân thường bị hạn chế vận động, phải nằm bất động một chỗ trong thời gian dài, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
+ Hạn chế vận động, không được di chuyển trong một thời gian dài có thể dẫn tới những biến chứng khác như viêm phổi, tắc mạch chi, hoại tử,…
+ Cảm giác đau đớn và bị hạn chế vận động có thể gây ra sự ức chế về tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh.

Điều trị loãng xương
Thuốc Bổ Sung Canxi Cho Người Loãng Xương
Trong quá trình điều trị loãng xương, bệnh nhân cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ nhu cầu canxi mỗi ngày. Nhưng chỉ bổ sung canxi thôi thì chưa đủ. Phải kết hợp thêm bổ sung vitamin D3 và K2 để tăng lượng hấp thu canxi của cơ thể. D3 giúp hấp thụ canxi đi vào mạch máu, vitamin K2 giúp gắn canxi vào xương.
Nhu cầu canxi của bệnh nhân loãng xương là 1.000 – 1.200 mg/ngày và lượng vitamin D3 cần thiết khoảng 800 – 1000 IU/ngày.
Sản phẩm Midu MenaQ7 360mcg đặc biệt tốt cho người loãng xương, người đang bị gãy xương, hỗ trợ canxi gắn vào xương cho các bệnh nhân bị gẫy xương, phù hợp với người già và phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh. Đây là sản phẩm bổ sung canxi hữu cơ. Một điều giúp Midu MenaQ7 khác biệt với rất nhiều sản phẩm thuốc bổ sung canxi cho người loãng xương trên thị trường chính là ở công thức kết hợp canxi + vitamin D3 + Vitamin K2 + Magie. Vừa giúp cơ thể hấp thụ tối đa canxi, lên đến 90%, vừa giúp gắn canxi vào xương, hạn chế tình trạng mất xương, ngăn ngừa canxi di chuyển tự do trong máu, lắng cặn gây tác dụng phụ như sỏi thận, xơ vữa động mạch,…
Ngoài ra, với những bệnh nhân có sự chỉ định của bác sĩ về viêc sử dụng các loại thuốc chống hủy xương thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối để điều trị tình trạng bệnh.

Bổ Sung Canxi Cho Người Loãng Xương Bằng Các Loại Thực Phẩm
Để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể, người bị loãng xương cần tập trung vào một chế độ ăn giàu canxi.
+ Sữa và sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai là những nguồn canxi dồi dào.
+ Các loại rau xanh như cải xanh, rau bina, rau cải cúc,…
+ Các loại hạt, ngũ cốc như mè đen, hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh cũng cung cấp canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác.
+ Trứng chứa nhiều protein và canxi
+ Các loại thủy hải sản như tôm, cua, ốc, hến, các loại cá,…
+ Trái cây nhiều canxi như cam, quýt, kiwi,…
Kết hợp các nguồn này vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp bổ sung canxi một cách tự nhiên và thay đổi khẩu phần ăn đa dạng cho người bệnh loãng xương.

Những lưu ý khi bổ sung canxi cho người loãng xương
+ Thời điểm uống canxi tốt nhất để cơ thể dễ hấp thu là buổi sáng, sau ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ.
+ Người bệnh loãng xương không nên ăn quá mặn vì điều này gây ra tăng thải canxi qua nước tiểu và những vấn đề khác về thận.
+ Không dùng chung canxi cùng với sữa, nước trái cây, sẽ cản trở hấp thu canxi.
+ Nếu người bệnh đang bổ sung sắt, lúc đó, cần tránh uống chung cùng lúc canxi và sắt vì sẽ giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Nên uống sắt và canxi cách nhau ít nhất khoảng 2 tiếng.
+ Hạn chế tối đa sử dụng thuốc lá, chè, rượu bia, cafe, các chất kích thích,… vì những chất này khiến cơ thể giảm hấp thu canxi.

Xem thêm:
Kết Luận
Bổ sung canxi cho người bị loãng xương là một phần quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe xương. Với các biện pháp thích hợp như cân đối dinh dưỡng, sử dụng sản phẩm bổ sung canxi và duy trì lối sống lành mạnh, người bệnh có thể giảm nguy cơ loãng xương và duy trì cuộc sống khỏe mạnh, tự tin. Hy vọng, với bài viết này, bạn đã có thông tin về việc bổ sung canxi cho người loãng xương hay sử dụng thuốc bổ sung canxi cho người loãng xương sao cho hiệu quả nhất nhé.